Kỹ năng tư vấn hồ sơ hình sự
* Tình huống:
- Năm 2005, anh A là người làm công với nhiệm vụ chuyên chở gỗ cho gia đình anh B. Năm 2010, anh B thỏa thuận với anh A rằng: anh A sẽ chở gỗ cho gia đình anh B vào mỗi bổi sáng và thời gian còn lại anh A được toàn quyền sử dụng như chở thuê cho người khác...Đến tháng 3 năm 2010, anh A có mượn tiền của anh C để trả nợ tiến cá bộ bóng đá bị thua. Tháng 6 năm 2010, do anh C thường xuyên đòi nợ nên anh A đã đem chiếc xe bán cho lại cho anh C với giá 4 triệu đồng.
- Ngày 16 tháng 7 năm 2010, anh B làm đơn tố cáo đến công an Quận Tân Bình về việc anh A lấy xe của mình gán nợ cho người khác và bỏ trốn. Ngày 25 tháng 7 năm 2010, công an Quận Tân Bình khởi tố vụ án.
- Đến tháng 10 năm 2010, công an Quận Tân Bình bắt được anh A, tạm giam 3 tháng và khởi tố bị can.
* Yêu cầu của gia đình anh A:
- Đề nghị luật sư giúp đỡ việc bắt và tạm giam của công là đúng hay sai
*Tư vấn của Văn phòng luật sư:
+ Qua yêu cầu của gia đình anh A, văn phòng luật sư nhận thấy:
Thứ nhất: xác định tội danh:
Việc anh A lấy xe của anh B gán nợ cho anh C đã cấu thành tội phạm gì:
Có quan điểm cho rằng anh A đã phạm tội lừa đảovì căn cứ khoản 1 điều 139 Bộ luật hình sự năm 1999 về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản quy định:“Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác có giá trị từ năm trăm nghìn đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới năm trăm nghìn đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm”
Theo đó, anh A đã có thủ đoạn gian dối là mặc dù biết rõ chiếc xe không phải thuộc quyền sở hữu của mình mà đem gán nợ cho anh C nhằm chiếm đoạt số tiền nợ của anh C nên đã cấu thành nên tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Có quan điểm cho rằng anh A phạm tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản, cụ thể căn cứ khoản 1 điều 140 bộ luật hình sự 1999 về lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản quy định:“Người nào có một trong những hành vi sau đây chiếm đoạt tài sản của người khác có giá trị từ một triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới một triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến ba năm:
a) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng các hình thức hợp đồng rồi dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản đó;
b) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng các hình thức hợp đồng và đã sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản”.
Theo đó, anh A đã lợi dụng sự tín nhiệm của anh B về việc giao xe để anh A toàn quyền sử dụng để kiếm thêm thu nhập. Tuy nhiên, anh A lại lợi dụng sự tin tưởng mang xe của anh B đem gán nợ cho anh C và đã bỏ trốn. Vì vậy, anh A đã cấu thành tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản.
Về quan điểm cá nhân:
Theo Tôi anh A phạm tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản theo điều 140 bộ luật hình sự năm 1999 sửa đổi bổ sung năm 2009 vì anh A đã lợi dụng sự tin tưởng của anh B đối với việc giao xe để toàn quyền sử dụng để kiếm thêm thu nhập nhưng anh A đã đem chiếc xe gán nợ cho người khác để trừ đi khoản nợ mà anh A thiếu. Vì vậy, anh A sẽ phạm tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản
Thứ hai: Việc tạm giam của công an Quận Tân Bình:
Việc tạm giam 03 tháng của công an Quận Tân Bình là không đúng pháp luật, cụ thể:
Căn cứ khoản 1 điều 120 Bộ luật tố tụng hình sự 2003 về thời hạn tạm giam để điều tra quy định:“ Thời hạn tạm giam bị can để điều tra không quá hai tháng đối với tội phạm ít nghiêm trọng, không quá ba tháng đối với tội phạm nghiêm trọng, không quá bốn tháng đối với tội phạm rất nghiêm trọng và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng”.
Căn cứ khoản 3 điều 8 Luật hình sư được sửa đổi bổ sung năm 2009 về khái niệm tội phạm quy định:“Thời hạn tạm giam bị can để điều tra không quá hai tháng đối với tội phạm ít nghiêm trọng, không quá ba tháng đối với tội phạm nghiêm trọng, không quá bốn tháng đối với tội phạm rất nghiêm trọng và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng”.
Căn cứ khoản 1 điều 140 bộ luật hình sự 1999 về lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản quy định:“Người nào có một trong những hành vi sau đây chiếm đoạt tài sản của người khác có giá trị từ một triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới một triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến ba năm:
a) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng các hình thức hợp đồng rồi dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản đó;
b) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng các hình thức hợp đồng và đã sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản”.
Theo đó, khung hình phạt của anh A chỉ đến ba năm tù và thuộc trường phạm tội ít nghiệm trọng. Vì vậy, việc tạm giam để điều tra đối với anh A trong trường hợp chỉ có hai tháng.
Tư vấn luật hình sự là một trong những lĩnh vực mà chúng tôi tổ chức cung cấp dịch vụ pháp lý chuyên sâu. Lĩnh vực này do nhóm Luật Sư giỏi về hình sự phụ trách tư vấn và tham gia tranh tụng, bào chữa, bảo vệ quyền lợi. Với kinh nghiệm và hiểu biết của chúng tôi, Văn phòng luật sư Quang Thái cam kết sẽ tư vấn và thực hiện việc bào chữa, bảo vệ tốt nhất quyền lợi ích hợp pháp cho quý khách.
Luật sư hình sự: 0903930246 - 0902640246