1. Luật sư giải quyết tranh chấp kinh tế
Hợp đồng kinh tế(kinh doanh thương mại) là những hợp đồng được ký kết liên quan đến lĩnh vực kinh tế, chủ thể tham gia hợp đồng kinh tế thường là các doanh nghiệp. Những dạng hợp đồng kinh tế phổ biến hiện nay như: Hợp đồng mua bán hàng hóa, hợp đồng hợp tác kinh tế, hợp đồng dịch vụ...
Tranh chấp Hợp đồng kinh tế là những tranh chấp liên quan đến việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ hợp đồng. Tranh chấp về hợp đồng thường diễn ra ở giai đoạn thực hiện hợp đồng.
Khi tranh chấp về hợp đồng kinh tế diễn ra nó không còn là vấn đề giải quyết những mâu thuẫn bên trong hợp đồng đã ký kết mà còn là sự mâu thuẫn, tranh chấp gay gắt giữa các chủ thể tham gia vào hợp đồng kinh tế, nói cách khác đó là sự đối đầu giữa các doanh nghiệp.
Để có thể giải quyết được những tranh chấp kinh tế và tránh được tối đa những thiệt hại cho doanh nghiệp cần có sự hỗ trợ của luật sư – những người có kiến thức chuyên môn về pháp luật kinh doanh thương mại, hợp đồng kinh tế và dày dặn kinh nghiệm trong lĩnh vực giải quyết tranh chấp hợp đồng.
2. Phương thức giải quyết tranh chấp kinh tế được
Tranh chấp Hợp đồng đòi hỏi phải được giải quyết thỏa đáng bằng một phương thức chọn lựa phù hợp để nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các bên tranh chấp. Không phải cứ tranh chấp về hợp đồng kinh tế là phải ra tòa giải quyết.
Thường, khách hàng sẽ lúng túng vì không biết phải giải quyết tranh chấp của mình bằng cách nào? Cách nào là hiệu quả nhất, ít tốn kém nhất? Chọn một giải pháp tối ưu và hiệu quả là cái mà doanh nghiệp mong muốn khi tìm đến sự tư vấn giúp đỡ của luật sư.
Trên cơ sở phân tích vụ việc, đánh giá điểm mạnh điểm yếu và khả năng giải quyết theo từng phương thức, luật sư sẽ giúp doanh nghiệp tìm ra được một giải pháp hiệu quả nhất, tối ưu nhất, ít tốn kém nhất để giải quyết những tranh chấp của mình.
1. Phương thức thương lượng, hòa giải: Trong quan hệ hợp đồng đặc trưng cốt lỗi là sự thỏa thuận của các bên, xuất phát từ bản chất đó mà trong các phương thức giải quyết tranh chấp hợp đồng, phương thức hòa giải thương lượng luôn được đặt lên hàng đầu. Một luật sư giỏi là luật sư giúp được khách hàng của mình đạt được mong muốn của họ trên bàn hòa giải. Hòa giải là các bên tranh chấp cùng nhau bàn bạc, thỏa thuận để đi đến thống nhất một phương án giải quyết bất đồng giữa họ và tự nguyện thực hiện phương án đã thỏa thuận qua hòa giải. Khi thương lượng, hòa giải bất thành mới đưa ra Tòa án hoặc trọng tài giải quyết. Ngay tại Tòa án, các bên vẫn có thể tiếp tục hòa giải với nhau. Ở VN, bình quân mỗi năm, số lượng tranh chấp kinh tế được giải quyết bằng phương thức hòa giải chiếm đến trên dưới 50% tổng số vụ việc mà Tòa án đã phải giải quyết.
Các ưu điểm của giải quyết tranh chấp hợp đồng trong thực tế bằng phương thức hòa giải:
+ Là phương thức giải quyết tranh chấp nhanh chóng, ít tốn kém về tiền bạc cũng như thời gian
+ Các bên hòa giải thành thì không có kẻ thắng người thua nên không gây ra tình trạng đối đầu giữa các bên, vì vậy duy trì được quan hệ hợp tác vẫn có giữa các bên.
+ Các bên dễ dàng kiểm soát được việc cung cấp chứng từ và sử dụng chứng từ đó giữ được các bí quyết kinh doanh và uy tín của các bên.
+ Hòa giải xuất phát từ sự tự nguyện có điều kiện của các bên, nên khi đạt được phương án hòa giải, các bên thường nghiêm túc thực hiện.
2. Phương thức giải quyết bởi Trọng tài: Tức là các bên thỏa thuận đưa ra những tranh chấp đã hoặc sẽ phát sinh giữa họ ra giải quyết tại Trọng tài và Trọng tài sau khi xem xét sự việc tranh chấp, sẽ đưa ra phán quyết có giá trị cưỡng chế thi hành đối với các bên. Ở Việt Nam, trọng tài được tổ chức dưới hình thức các trung tâm trọng tài thường trực. Trung tâm trọng tài Quốc tế VIệt Nam (VIAC) và các trung tâm trọng tài kinh tế (thành lập theo Nghị Định 116/CP ngày 05/09/1994).Ở nước ta hiện có 5 trung tâm trọng tài: Trung tâm trọng tài kinh tế Thăng Long, TT/TTKT Hà Nội, TT/TTKT Bắc Giang, TT/TTKT Sài Gòn và TT/TTKT Cần Thơ. Trung tâm trọng tài Quốc tế Việt Nam có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp phát sinh từ quan hệ kinh tế, trong đó có tranh chấp Hợp đồng (tranh chấp phát sinh từ Hợp đồng thuần túy dân sự không thuộc thẩm quyền giải quyết của Trọng tài).
Các ưu điểm của phương thức giải quyết tranh chấp Hợp đồng thông qua trọng tài:
+ Thủ tục trọng tài đơn giản, nhanh chóng.
+ Các bên tranh chấp có khả năng tác động đến quá trình trọng tài.
+ Quyền chỉ định trọng tài viên giúp các bên lựa chọn được trọng tài viên giỏi, nhiều kinh nghiệm, am hiểu sâu sắc vấn đề đang tranh chấp. Qua đó, có điều kiện giải quyết tranh chấp Hợp đồng nhanh chóng, chính xác.
+ Nguyên tắc trọng tài không công khai giúp các bên hạn chế sự tiết lộ các bí quyết kinh doanh, giữ được uy tính của các bên trên thương trường.
+ Trọng tài không đại diện cho quyền lực nhà nước nên rất phù hợp để giải quyết các tranh chấp có nhân tố nước ngoài.
3. Phương thức giải quyết bởi Tòa án: nếu các bên không tự thương lượng, hòa giải với nhau thì có thể yêu cầu giải quyết tại Tòa án. Tùy theo tính chất của Hợp đồng là kinh tế hay dân sự mà các tranh chấp phát sinh có thể được Tòa án giải quyết theo thủ tục tố tụng kinh tế hay thủ tục tố tụng dân sự. Cơ sở pháp lý cho hoạt động xét xử tranh chấp Hợp đồng của Tòa án là Bộ Luật Tố Tụng Dân Sự (có hiệu lực ngày 01/01/2005).
Các lợi thế của việc giải quyết tranh chấp Hợp đồng qua Tòa án:
+ Các quyết định của Tòa án (đại diện cho quyền lực tư pháp của nhà nước) có tính cưỡng chế thi hành đối với các bên.
+ Với nguyên tắc 2 cấp xét xử, những sai sót trong quá trình giải quyết tranh chấp có khả năng được phát hiện khắc phục.
+ Với điều kiện thực tế tại VN, thì án phí Tòa án lại thấp hơn lệ phí trọng tài.
Các mặt hạn chế của việc giải quyết tranh chấp Hợp đồng qua Tòa án:
+ Thời gian giải quyết tranh chấp thường kéo dài (vì thủ tục tố tụng Tòa án quá chặt chẽ).
+ Khả năng tác động của các bên trong quá trình tố tụng rất hạn chế.
3. Liên hệ giải quyết tranh chấp kinh tế
Địa chỉ: Số 12, đường Mạc Đĩnh Chi, phường Đakao quận 1, TP Hồ Chí Minh
Hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và thực hiện các dịch vụ luật nhanh chóng, uy tín và hiệu quả.